LÀM GÌ KHI TỤT MOOD LUYỆN TẬP TRONG MÙA DỊCH?

Việc tập luyện cũng như bao hoạt động sống hàng ngày, cần sự góp sức của không chỉ cơ thể (physical health) mà có cả tâm trí (mental health). Nhận thức được việc đó vì chúng tớ đơn thuần cũng chỉ là những dancer yêu nhảy múa như mọi người, UC nghĩ rằng trong khoảng thời gian đầy gian nan này, hẳn những dancers chúng ta sẽ không dưới 1 lần cảm thấy “mất mood” trong quá trình luyện tập nhảy tại nhà.
Vậy hôm nay hãy cùng nhau bàn bạc và chia sẻ những điều có thể giúp chúng ta vượt qua những cảm giác khó chịu đó nhé.

Chúng tớ đã phỏng vấn một vài dancers: Đức Hùng, Hồng Vũ, Da Jay, Hei và Thanh Tuyền về vấn đề này. Từ đó tổng hợp các ý của UC Team cùng các bạn để đưa ra một số điều bạn có thể làm khi cảm thấy mất hứng thú luyện tập nhé!

1. Đối mặt và thả trôi

Không chỉ đối với cảm giác mất hứng luyện tập mà đối với bất cứ cảm xúc tiêu cực nào, chúng ta nên áp dụng 2 bước đơn giản ban đầu: Đối mặt và Thả trôi.

  • Đối mặt: Chấp nhận mình trong giai đoạn tụt mood. Không cố gắng gồng lên, không bắt ép bản thân tích cực.
  • Thả trôi: Cho phép cảm giác đó “ghé thăm” bản thân mình vài ngày, vài tuần, hoặc có thể hơn.

Với những cảm giác không mấy tốt đẹp, nếu ta càng kháng cự, kìm nén thì tình trạng sẽ càng nặng hơn. Hãy đối xử với những cảm giác tiêu cực như 1 vị khách. Quan trọng nhất là không được trách móc hay tức giận bản thân, không so sánh với người khác, vì ai cũng sẽ có những trải nghiệm này cả. 

2. Tìm hiểu lý do

Mời bạn ngồi ngay ngắn, nghiêm túc đối diện vấn đề và tìm hiểu nguyên do. Gợi ý nhỏ có thể ghi hẳn những cảm xúc rối bời ra giấy. Điều này sẽ giúp bạn sáng tỏ ra rất nhiều hơn là để những suy nghĩ trong đầu. Sau khi tìm ra được lý do, thì hãy thử những giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện sống hiện tại nhất. 

VD: 

  • Không biết mình có đang tập hiệu quả? Quay clip lại, quan sát, so sánh, nhờ bất cứ ai đó góp ý.
  • Nhảy một mình không vui? Rủ bạn bè tập qua zoom hoặc video clip.

3. Đặt ra mục tiêu mới

Bạn có biết cái bẫy dễ mắc phải khi một người tạo ra kế hoạch nào đó là gì đó không? Mục tiêu quá lớn, nhưng bước đi không chi tiết nên dễ đâm ra nản.

Hãy cho mình những cột mốc nhỏ nhưng có thể thực hiện mỗi ngày, từ đó tạo thành thói quen. Ví dụ hôm nay sẽ tập 1 basic move và các variations trong 1h30’ để tiến đến mục tiêu trong 1 tháng sẽ có được foundation chắc hơn. Đừng quên thưởng cho bản thân khi thực hiện được các mục tiêu dù là nhỏ nhất nhé. 

4. Bảo vệ tinh thần của mình

Bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe (điều tất nhiên trong giai đoạn này nhé), chúng ta cũng nên bảo vệ đầu óc bản thân khỏi những tiêu cực đang bủa vây.

Không nên lạm dụng mạng xã hội, tránh tiếp cận các thông tin tiêu cực, chọn lọc thông tin cần thiết. Nếu có bất cứ khó khăn nào liên quan đến những vấn đề khác (tài chính, sinh hoạt, ăn uống,…) hãy giải quyết nó trước, thì tinh thần mới khỏe mạnh để nhảy được.

Chia sẻ cảm xúc với người mà bạn tin tưởng hay cảm thấy kết nối. Xoa dịu bản thân bằng những sở thích khác như xem phim, nghe nhạc, đọc truyện, chơi game, đan len, vẽ tranh,…

5. Tìm cảm hứng, động lực mới từ xung quanh

Như ở mục trước có đề cập, việc đắm chìm một sở thích nào đó khác vừa giúp bạn giải tỏa vừa giúp bạn tìm thêm cảm hứng mới cho việc nhảy đấy. Bất cứ điều gì từ những sở thích (Edit video, mix nhạc,…) hay công việc mỗi ngày (Nấu ăn, dọn dẹp) đều có thể cho bạn cảm hứng để sáng tạo trong nhảy.

Bên cạnh đó, tìm động lực từ chính những người bạn dancer xung quanh, trong và ngoài nước. Nhìn mọi người duy trì nhịp độ luyện tập để bản thân cũng tiếp tục cố gắng. Tuy nhiên, đừng để tâm lý FOMO khiến bản thân phải chạy theo y hệt như người khác nhé, vì mỗi người đều có quá trình, môi trường và mục tiêu khác nhau. 

Hoặc xem một thể loại nhảy mới, tìm hiểu một văn hóa mới, thay đổi môi trường hoặc thời gian tập, đăng ký khóa học mới (VN và nước ngoài đang có rất nhiều khóa, bạn có thể check Dance Diary của UC nhá), tất cả đều hợp lý đấy!

Quá trình cố gắng của mỗi người sẽ như một đồ thị, có lúc bạn sẽ vụt cao vút lên cao nhưng cũng sẽ có lúc nó gần như về âm. Điều quan trọng là đối diện bản thân, tìm cách thấu hiểu mình và từ đó vực dậy. Hãy nhớ rằng chúng ta không đơn độc trên hành trình này. Cùng cố lên nhé các bạn dancers yêu dấu. Chúc mọi người khỏe mạnh, đại thắng vượt qua. 

BONUS

UC gửi đến mọi người chia sẻ đầy đủ của các bạn dancers để lấy động lực nhé. Xin chân thành cảm ơn 5 bạn đã trở thành 5 chiếc pin đặc biệt cho UC trong bài viết này.

“Trước khi trả lời câu hỏi này thì hãy tìm hiểu tại sao lại bị bad trip và tuột mood trước nhớ.
Bad trip, tụt mood với Hùng thì nó là cái trạng thái thay đổi thói quen bất ngờ không có sự chuẩn bị trước. Giống như tình trạng hiện tại bây giờ: “Covid làm ta phải ở nhà”.
Kiểu mình đang quen với việc ngày ngày ra ngoài, tập luyện cùng nhóm, cùng anh em try hard, đi làm, đi dạy, có nguồn thu nhập thì bỗng dưng phải ngưng hết tất cả để ở nhà.
Mà ở nhà thì mọi người cũng biết rồi ấy, 4 bức tường chỉ 1 mình và bị RẢNH.
Và đây là cái giai đoạn bad trip và tuột mood bắt đầu xuất hiện. Khi mà mình rảnh quá, cộng thêm chuyện 1 mình, thì Hùng đảm bảo rằng đến 90% chúng ta sẽ bị suy nghĩ và còn suy nghĩ rất nhiều theo chiều hướng tiêu cực. Hùng cũng vậy!

Hùng đã tìm lý do khởi nguồn của những suy nghĩ ấy là do đâu thì là mình không còn thoải mái nữa.
Đầu tiên là đối với người xa quê như Hùng thì vấn đề quan trọng nhất là tài chính, nó ảnh hưởng đến Hùng rất nhiều và Hùng nghĩ ai xa quê cũng sẽ hiểu nó tồi tệ như thế nào. Tiếp theo là làm thế nào để bản thân tốt hơn – ý Hùng là về trình độ.
Khi Hùng tìm ra ngọn ngành mọi luồng suy nghĩ ấy Hùng sẽ bắt đầu sắp xếp lại và lên kế hoạch. Hùng sẽ bắt đầu quản lý lại việc chi tiêu của mình sao cho hợp lý nhất để giải quyết vấn đề quan trọng nhất này. Đối với ai khó khăn quá thì Hùng khuyên đừng ngại mở lời xin trợ cấp từ người thân, bạn bè xung quanh.

Tiếp theo Hùng giải quyết việc rảnh này của Hùng bằng cách: Hãy tập làm những thói quen khác.
Thay vì việc bận rộn như xưa thì hãy tạo ra những thói quen mới, học những cái mới, những điều mà mình nghĩ là sau này nó sẽ bổ trợ cho việc nhảy và con đường mình sau này. Như Hùng đang tự học thêm tiếng Anh nè, học thêm edit video (bây giờ nhiều app phát triển lắm, Hùng không có máy tính nhưng Hùng xin recommend 1 app khá hay và khá đầy đủ công cụ để làm là ” Capcut” hehe ), tìm một số anh em để cùng nhau nói chuyện để học hỏi và đơn giản chém gió, dù đây là điều Hùng không nghĩ nó giải quyết được bad trip. Thật ra, đầu tiên Hùng thấy khá ngại vì Hùng ngại tiếp xúc vs mọi người. Nhưng bất ngờ rằng điều đó giúp Hùng rất nhiều. Đôi khi chỉ nghe vài ba câu chuyện của anh em thì lại tìm lại được nhiều những cái tương đồng và mình vô tình bị bỏ sót trong quá trình bước đi của mình.
Vậy nên, đó là những điều Hùng nghĩ nó đã và đang giúp Hùng giảm đi sự bad trip tụt mood đáng kể. Mong dịch bệnh qua đi để mọi người có thể trở lại bình thường sớm nhất.”

Tập nhảy tại nhà trong thời gian giãn cách với mình khá là tùy hứng. Mấy ngày đầu mình chắc giống nhiều anh chị em khác hay tự tập nhiều nhất có thể, nhưng sau đó dần chán nản do nhiều thứ tác động, một phần là thiếu sự tương tác trực tiếp với anh em trong nhóm. 
Sau đó thay vì mâu thuẫn tập hay không tập (do lười) thì mình để thả trôi hẳn trong 2 tuần. Và hóa ra nó khá hiệu quả, bên cạnh đó mình cũng tìm được cảm hứng đến từ xem phim, nghe nhạc, thậm chí trồng cây hay nấu ăn. Hãy hạn chế vào mạng xã hội và tránh xem thông tin tiêu cực hoặc không cần thiết. Nếu đang tụt mood cũng không nên quá gò ép rằng phải tích cực lên, thi thoảng chấp nhận và xả sự buồn chán ra là chuyện rất bình thường. Vậy nên nếu có đang tù túng, mọi người hãy thử lắng nghe bản thân mình đang cần làm gì lúc này nha.

Tuyền thì chắc do 1 ngày thời gian hoạt động của Tuyền cũng không thay đổi nhiều lắm so với trước đây do 1 ngày vẫn làm full giờ hành chính còn tập nhảy vào mỗi tối, chỉ khác xíu là không di chuyển nhiều. Việc luyện tập của Tuyền cũng khá là linh hoạt. Một phần nhà không có nhiều không gian để tập như studio, không hợp để tập tổ hợp theo 1 bài choreo nên thời gian này dành tập những thứ Tuyền thích như basic trong Hiphop hay House, tập đi tập lại các steps mình thích, dù còn yếu lắm nhưng vì biết vậy nên mình vẫn luôn cố gắng. Bên cạnh đó thì học từ các khóa học online như BB360, Project Home, United Dance hoặc ở Instagram. Khoảng thời gian này Tuyền được inspired nhiều từ Street Dance, xem mọi người đấu cực cháy. 

Nói chung là việc tập nhảy của mình trong mùa dịch không quá căng đét, không ép bản thân, tập cái mình thích và tò mò nên cũng không áp lực quá. Mình không áp lực phải giỏi ngay liền, biết trước cái đã, tiếp xúc qua rồi sau đó có cơ hội lên studio thì làm cho nó nhuần nhuyễn và đẹp hơn.

Bên cạnh đó, xem tập nhảy như là hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe với lại giảm béo haha vì dịch này mình ăn nhiều quá 🙂 

Em cũng đang bị tụt mood nè. Chắc cũng 2 tuần rồi không tập tành đàng hoàng. 
Thực ra lúc đầu em cũng thấy không ổn lắm, cũng lo lắm á. Nhưng trong quãng thời gian đó sẽ có 1 vài khoảnh khắc mình tự dưng lại muốn chuyển động thì cứ lắng nghe cơ thể thôi. Nằm nghe nhạc thấy hay quá đứng lên freestyle, sáng ngủ dậy tự tạo nhịp tự nhún,..cái hay là những lúc đó mình lại cảm thấy rất đã. Nên em sẽ không cố ép mà chờ đến lúc mình sẵn sàng. Nhưng mà những bài tập để duy trì cơ bắp và sức khoẻ thì vẫn tập phải hằng ngày vì nó là kỷ luật rồi không phải cảm hứng nữa. 
Nếu mà lúc nào mình cũng suy nghĩ về việc nhảy, làm sao để nhảy tốt hơn thì không phải mình đang lười đâu nha, mình chỉ đang sạc pin thôi.
Với lại, đôi khi em cũng bị nhìn thấy người ta nhảy rồi sợ thua kém, FOMO. Những lúc đó lại càng phải tự phân tích lại suy nghĩ của mình rồi nhắc đi nhắc lại câu: “Comparison will kill you, be you”.
Một số việc em làm:
Unfollow các page, group thường share thông tin tiêu cực, nhảm nhí và tương tác nhiều hơn với các page mang lại kiến thức, niềm vui. (tự tạo thói quen người dùng mới cho mình từ đó Facebook cũng sẽ dần thay đổi nội dung gợi ý)
Mỗi đầu ngày sẽ viết ra 5 việc phải hoàn thành trong ngày hôm đó.
Đặt mục tiêu ngắn hạn (Hết dịch mình phải làm được điều gì đó) vì chỉ cần có mục tiêu thì sẽ luôn có động lực và cảm hứng mỗi ngày.
Tập một lối sống mới giúp mình khoẻ mạnh hơn. Nếu tìm kiếm trên Internet thì sẽ thấy khá nhiều lối sống thú vị, cứ chọn một cái phù hợp và đặt ra một vài nguyên tắc để chinh phục nó. em nghĩ là khoẻ mạnh từ bên trong cũng sẽ giúp mình nhảy tốt hơn và cách sống cũng toát ra khi mình chuyển động. 

Em vừa trải qua một đợt bad trip. Nói chung, em chấp nhận để mình bad trip á, kiểu bao lâu tuỳ nó, tới khi ở trong tối đủ lâu mình sẽ đi ra ánh sáng.
Những điều bé đã làm khi đi ra được ánh sáng 1 tí:
Workout nè, nhưng mà nên nghe nhạc không lời kiểu lofi nhẹ nhàng để mình cảm nhận được cơ thể cũng như ý nghĩ của mình trong lúc tập luyện như thế nào vì nếu mà nhạc sung hay nhạc vibe quá thì mình có thể mất tập trung vào cơ thể mình. 
Đọc sách. Có 2 câu nói mà em tâm đắc để tui vực dậy là, “Con người vài chục năm nữa vẫn như vậy, vẫn làm người cũ công việc cũ, thói quen cũ, nên muốn đổi mới thì đứng lên hành động ngay”, 2 là “người ko có cuộc sống bên trong là nô lệ cho môi trường bên ngoài”. Nói chung là để bản thân trôi lơ lửng đủ lâu, sau đó vực dậy chính mình. 

Nếu bạn có bí quyết hay trải nghiệm nào muốn chia sẻ với chúng tớ thì hãy comment để cùng lan tỏa nhiều năng lượng tích cực đến mọi người nhé!

No Comments

Post A Comment