Color in storytelling & Color in dancing

Người ta nói rằng mỗi một tác phẩm nhảy múa luôn ẩn chứa những câu chuyện của cảm xúc và trải nghiệm khác biệt mà người biên đạo muốn gửi gắm. Trong thời đại ngày nay, để quá trình truyền tải câu chuyện nhảy múa ấy tới cho người xem một cách hiệu quả, ngoài yếu tố chính là những chuyển động cơ thể, tác động khách quan về mặt thị giác cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ đó việc nghiên cứu sử dụng màu sắc để tạo theme, mood, bổ trợ cho storytelling được các đạo diễn hình ảnh chú trọng và khai thác kĩ lưỡng, bao gồm việc lựa chọn màu sắc của trang phục, bối cảnh, không gian, ánh sáng, đạo cụ, hậu kì và thiết kế. 

Thực tế, tất cả các tác phẩm phim ảnh, âm nhạc, trình diễn trên sân khấu… nổi tiếng mà các bạn từng được thưởng thức đều được lên kế hoạch tỉ mỉ và chăm chút một cách có ý đồ trong việc sử dụng “Color in Storytelling”.

Vậy màu sắc đóng vai trò như thế nào trong việc kể chuyện?

Về cơ bản màu sắc thường tác động đến cảm xúc, tâm lý cũng như thể chất ngay cả trước khi bạn nhận ra điều đó. Có nhiều người xem bị ảnh hưởng rõ rệt với những màu sắc nhất định, ví dụ như màu đỏ thường mang tới cảm giác mãnh liệt trong khi màu xanh dương lại khơi gợi cảm giác yên bình. Màu sắc trong điện ảnh có thể mang tới cho người xem cảm xúc hoặc cộng hưởng hoặc đối lập trong 1 bối cảnh, đôi khi còn tạo điểm nhấn cho những tình tiết quan trọng.

Màu sắc có thể:

  1. Tạo hiệu ứng tâm lý cho người xem
  2. Tăng sự tập trung vào những chi tiết quan trọng
  3. Tạo ra màu sắc tổng thể cho tác phẩm
  4. Đại diện cho cá tính của nhân vật
  5. Là dấu hiệu của những chuyển biến trong câu chuyện

Trên thực tế thì không có một quy tắc cố định nào trong việc lựa chọn màu sắc. Phản ứng của khán giả với màu sắc thường sẽ được định hình tuỳ thuộc vào cách sắp đặt của mỗi tác phẩm. Ví dụ trong các tác phẩm kinh dị, màu đỏ thường đại diện cho nỗi sợ, nguy hiểm, bạo lực, nhưng màu đỏ trong trong các bộ phim tình cảm thì lại thể hiện tình yêu, niềm hi vọng, đam mê. (Các bạn có thể xem thêm các hình ở trên để thấy được sự khác biệt mà mỗi màu sắc có thể mang lại.)

Credit to StudioBinder

5 cách phối màu cơ bản

Ngoài việc lựa chọn tông màu chủ đạo cho tác phẩm, việc sử dụng các màu sắc bổ trợ hoặc đối lập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự cân bằng và đa dạng màu sắc cho tổng thể của tác phẩm. 

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Khi chọn monochromatic nghĩa là bạn sẽ lấy ra một mã màu (Hue) trong bánh xe màu sắc (color wheel) và sử dụng các biến thể tint, shade, tone để tạo nên các sắc sáng tối khác nhau của một mã màu. Tint được tạo ra khi màu trắng được thêm vào mã màu được chọn, Shade là khi màu đen được thêm vào và Tone là khi màu xám được thêm vào.

Thông qua các ví dụ trong hình, bạn có thể thấy việc sử dụng monochromatic giúp cho tổng thể tông màu chủ đạo của mình không bị thay đổi quá nhiều nhưng lại có thể tạo ra được độ tương phản và chiều sâu nhất định cho từng khung cảnh.

Phối màu tương đồng (Analogous)

Màu tương đồng là những màu nằm cạnh nhau trong vòng tròn bảng màu (ví dụ như đỏ và tím, vàng và vàng chanh). Bằng việc sử dụng một màu làm chủ đạo, màu thứ hai để hỗ trợ và màu thứ ba được phối với các màu trung tính trắng, xám, đen, analogous colors tạo ra một trải nghiệm màu sắc hài hoà và dễ chịu mang tính đồng bộ cao. 

Phối màu tương phản (Complementary)

Khi analogous tìm kiếm sự hoà hợp và đồng bộ, thì complementary colors tìm kiếm sự tương phản mạnh giữa vùng tối và vùng sáng bằng các cặp màu nóng và lạnh đối diện nhau. Ngoài việc tạo ra sự đối lập, phối màu tương phản cũng là cách để giúp chủ thể của tác phẩm được tách biệt và nổi bật lên rõ rệt. 

Phối màu bộ ba (Triadic)

Triadic là cách sử dụng ba màu được xếp cách đều nhau trên color wheel, trong đó có một màu là chủ đạo và hai màu còn lại mang tính bổ trợ với. Tuy nhiên đây là cách phối ít được sử dụng trong cinema (nhưng thường thấy trong các phim hoạt hình nhờ màu sắc tươi sáng, đậm sắc dễ tạo cảm xúc tươi vui cho trẻ con), vì tính chất cạnh tranh giữa các gam màu khá cao, dễ gây chói và rối mắt cho người xem ngay cả khi được sử dụng ở độ bão hoà màu thấp. Vì vậy bạn có thể xét tới việc sử dụng phối màu bổ túc (Split-complementary) để giảm độ chói, sự căng thẳng.

Xét về khía cạnh sử dụng Triadic cho màu sắc ánh sáng thì lại là một cách phối rất được ưa chuộng và đạt hiểu quả cao. Những chuyển động mạnh mẽ sẽ cần đến những gam màu sắc bold & vibrant như thế này để có thể làm nổi bật được năng lượng tổng thể khi nguồn năng lượng này không tập trung vào một cá thể nhất định nào.

Phối màu bổ túc (Split-complementary)

Cũng giống với Complementary, Split-complementary (SC) sử dụng màu tương phản đối diện nhau trong color wheel. Tuy nhiên, thay vì chọn chính xác màu đối diện với màu chủ đạo, SC sẽ chọn hai màu kế bên để tạo thành hai màu bổ trợ. Lúc này cách phối của SC cũng gần giống với Triadic (1 chủ đạo & 2 bổ trợ) nhưng lại giúp cho các màu sắc giảm đi độ chói và có phần ít căng thẳng hơn.

Khám phá color palette

Để bắt đầu tìm hiểu và khám phá những thủ thuật phối hợp màu sắc các bạn có thể bắt đầu từ những gợi ý sau của UC nhé.

  • Click vào Adobe color hoặc Canva color generator để extract những màu sắc trong một cảnh phim, âm nhạc, hội hoạ hoặc hình ảnh mà bạn yêu thích. Ngoài ra bạn có thể sử dụng những gợi ý và xu hướng có sẵn từ hai trang color palette trên để nghiên cứu và trình bày ý tưởng theme chủ đạo cho tác phẩm của mình. 
  • Follow các trang tổng hợp color palette cinema, color palette collection, để có cái nhìn đa dạng về cách đạo diễn sử dụng colors in storytelling. Sau đó bạn có thể tìm lại những bộ phim, DMV, DV yêu thích để xem với cách tiếp cận khác tập trung vào quan sát ý đồ của đạo diễn trong việc thay đổi màu sắc ở từng khung cảnh.
  • Subscribe các kênh youtube phân tích về colors 
  • Pinterest cũng là kênh tổng hợp hình ảnh khá ấn tượng để bạn tìm kiếm trend và các bài phân tích color palette phù hợp với phong cách của mình.

Qua đây các bạn có thể thấy được việc trau dồi kiến thức và nhận thức tầm ảnh hưởng của màu sắc đến với tác phẩm nghệ thuật của mình quan trọng như thế nào đúng không? Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm cảm hứng để đào sâu nghiên cứu hơn các color palette từ hội hoạ, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu,… để nâng cao cảm nhận màu sắc của mình nhé. Không có công thức nào là tuyệt đối và mọi quy tắc được tạo ra là để phá vỡ, vì vậy hãy nắm vững nền tảng của mọi thứ và tạo cá tính riêng cho các tác phẩm của mình một cách hiệu quả theo phong cách của riêng bạn nhé. 

Và đây cũng lý do vì sao tại không gian của UC Spaces, đặc biệt là Fusion Space, các bạn có thể thấy được phần ánh sáng và màu sắc rất đa dạng và dễ dàng điều chỉnh từng đèn một. Tất cả là để chờ đợi sự sáng tạo của các bạn ở lần hẹn nhau kế tiếp nhé. 

Let’s grow together.

Homework

Sau khi nghiền ngẫm kiến thức thì phải thực hành đúng không các bạn? Hãy thử phân tích xem bài “Permission to Dance” của BTS đã phối màu như thế nào cho từng phân cảnh và tạo nên mood tổng thể nhé. Đâu là key colors, mood colors từ trang phục, đạo cụ, không gian, thời gian, … Let’s break it down nowwwwww!!!!

Credit to StudioBinder for references

No Comments

Post A Comment