TIẾP CẬN VỚI THỂ LOẠI NHẢY MỚI – 5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Hẳn bất cứ ai trong chúng ta đều có đôi lần “lăn tăn” với những thắc mắc không biết hỏi ai bắt đầu theo đuổi một thể loại nhảy. Yên tâm rằng UCDS cũng chính là các bạn, những người yêu nhảy múa và theo đuổi việc học tập nhảy múa mỗi ngày nên chúng tớ cũng hiểu được phần nào nỗi lòng của mọi người. Sau đây, chúng tớ xin gợi ý vài lưu ý khi bắt đầu tiếp cận một thể loại nhảy mới nhé! Những tips này có thể được áp dụng với những bạn beginner vừa mới bắt đầu tập nhảy lẫn những bạn đã học lâu năm. 

  1. Tâm lý không ngại bắt đầu:

Bạn biết chướng ngại vật đầu tiên khi chuẩn bị “nhảy” vào một môn học hoàn toàn mới là gì không? Là nỗi sợ phải bắt đầu. Bởi khi ra khỏi vùng an toàn của mình, mỗi người chúng ta chắc hẳn sẽ phải bước những bước đi đầu tiên đầy mới mẻ và lắm lỗi lầm. Hẳn là vậy rồi, có ai được sinh ra mà đã giỏi sẵn cái gì đâu chứ! Đôi khi việc trở nên ngốc nghếch và hay phạm lỗi với một điều gì đó mới mẻ có thể khiến ta không tự tin.  Thế nhưng, nếu vượt qua được cảm giác đó và dám đối mặt rèn luyện, quả ngọt nhất định sẽ đến. Việc cố gắng mỗi ngày để trở nên giỏi hơn sẽ là chất dopamine tuyệt vời nhất mà bạn nhận được sau mỗi buổi tập. Nét đẹp của quá trình chính là nằm ở những lên – xuống – vất vả – thành tựu. 

  1. Tìm hiểu kỹ thông tin bộ môn:

Điều này là hết sức quan trọng đó nghen. Một thể loại nhảy không chỉ tự nhiên xuất hiện. Tất cả đều có những nguồn gốc hình thành, lịch sử phát triển, thể loại âm nhạc chính, các thời kỳ hưng thịnh khắc nhau. Việc tìm hiểu về bộ môn mình học chính là lối học chủ động mà dancers nào cũng cần phải có. Điều này cũng giống như việc bạn chăm làm bài tập về nhà vậy. Việc chuẩn bị bài trước này còn giúp cho chúng ta sẽ tiếp thu nhanh hơn, cảm thụ được nhiều hơn những điều mà giáo viên muốn nhắn gửi.

  1. Chăm chỉ rèn luyện trong và sau lớp:

Trong nhảy múa, việc tập trong lớp (class training) và tự tập (self-training) là hai yếu tố quan trọng song song nhau. Chăm chỉ và tập trung trong lớp sẽ giúp chúng ta tiếp thu được nhiều nhất có thể và việc rèn luyện sau lớp sẽ làm củng cố những gì được học hoặc làm sáng tỏ những điều còn bỏ ngỏ mà bạn chưa làm được trong lớp. 

  1. Hiểu rõ những gì mình đang làm:

Khi tiếp cận với bộ môn mới, bạn nên đảm bảo rằng nắm rõ nguyên lý hoạt động của những kỹ thuật, động tác, cảm giác mình tiếp nhận. Đối với các môn foundation, những kiến thức ban đầu được học là căn bản. Thế nên bạn càng phải chú ý kỹ, hiểu rõ từng bước, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, cảm giác, giai điệu của động tác. Nền tảng vững chắc là nhà mới có thể cao và bền. Ngoài ra, việc nắm rõ các bước còn giúp tránh chấn thương nữa đó. Vậy nên đừng hấp tấp hay bỏ sót giai đoạn nhé!

  1. Kiên trì:

Con người mất tầm 2 tháng để hình thành một thói quen. Đó là chưa kể bạn đang hình thức một cơ chế vận động cho cơ thể mình. Tức là cơ thể rất cần thời gian để thẩm thấu những chuyển động mới và dần dần nhảy như một phản xạ tự động. Hãy chuẩn bị một suy nghĩ thật bền bỉ và kỷ luật nhé!

Nghe khó khăn vậy thôi chứ quá trình chinh phục một thể loại mới luôn luôn là một điều tuyệt vời, vì bạn sẽ luôn bất ngờ với những gì mình gom nhặt được trong quãng đường đó. Chơi game thì khi dạo bản đồ sẽ nhặt được vũ khí, nhảy múa cũng chính là như vậy. UCDS thường xuyên tiếp xúc các trường hợp phân vân khi bắt đầu một môn học mới. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại ngần liên hệ chúng tớ tại các trang MXH của UCDS nhé! Chúc các bạn sẽ luôn gặt hái được những niềm vui trong việc nhảy múa của mình nhé!

No Comments

Post A Comment